Trước khi đi vào phân tích khái niệm spoofing, cộng đồng nhà đầu tư cần quán triệt tu tưởng 100% rằng chiêu trò này là bất hợp pháp. Lừa đảo spoofing là một hình thức thao túng thị trường chứng khoán khi một số nhà giao dịch có xu hướng đặt các lệnh mua hoặc bán khối lượng lớn mà không thực sự có ý định mua bán tài sản đó. m mưu của họ là tạo ra nhu cầu thị trường ảo rất mạnh đối với một tài sản cụ thể nào đó (ví dụ cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai hay nhiều tài sản giao dịch khác).
Các “spoofer” (trader ảo) khiến nhà giao dịch đặt hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn lệnh nhồi đến cùng một tài sản mà họ sử dụng để spoofing. Kết quả là giá cả không ngừng tăng vọt bởi vô số lệnh giao dịch giả, và thế là thị trường tăng trưởng ảo bị làm giá mang lại lợi nhuận kếch xù cho bọn giả mạo.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ định nghĩa chiêu trò spoofing cũng như cách hoạt động của nó. Thông tin này sẽ giúp nhà đầu tư tránh bị “dắt mũi” bởi các tín hiệu sai lệch. Dù theo trường phái nào đi chăng nữa, hãy nhớ rằng ta chỉ có thể tung ra các quyết định thị trường chính xác với sự trợ giúp của phân tích kỹ thuật chuyên sâu, các chỉ báo và công cụ khác đảm bảo tầm nhìn tổng quan thị trường một cách sâu rộng.
Ở phần trên, chúng ta đã đề cập spoofing là chiêu trò được sử dụng để thao túng thị trường. Không ai biết nó khởi nguồn từ khi nào và ở đâu. Những kẻ spoofing đầu tiên được phát hiện vào năm 2010 khi chúng cố gắng thao túng hệ thống giao dịch điều khiển bằng máy tính mới được triển khai. Cùng năm đó, nhà cầm quyền địa phương và quan chức thực thi pháp luật bắt đầu tiến hành các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn thị trường tài chính spoofing (thị trường giả mạo).
Thủ đoạn spoofing khá đơn giản:
Chiêu trò này tạo ra ảo giác thị trường để thao túng tình hình hoặc thu hút sự chú ý của cộng đồng giao dịch vào một tài sản mục tiêu. Nói cách khác, ta có thể quan sát thấy hàng loạt các giao dịch spoofing gây ấn tượng ảo về thị trường hấp dẫn để nhảy vào với vị thế mua hoặc bán. Trên thực tế, thị trường bị spoofing không hề đáng giao dịch chút nào.
Một số nước đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để vạch trần những kẻ spoofing. Tại Vương quốc Anh, chính quyền địa phương có quyền phạt các spoofer. Spoofing cũng đã trở nên bất hợp pháp ở Mỹ bắt đầu từ năm 2010. Một số nhà đầu tư mới đánh đồng spoofing với layering. Tuy nhiên, hai chiêu trò này có khác nhau. Layering là vào nhiều lệnh với cùng một tài sản nhưng bằng các mức giá khác nhau.
Nhà chức trách một số nước đã xử lý hình sự những vụ án và vụ kiện nghiêm trọng, gồm nhiều vụ truy tố có cơ sở và phạt tiền mà bọn spoofing phải trả vì vi phạm các quy tắc giao dịch. Sau đây là một số vụ nổi tiếng nhất:
Nếu muốn định nghĩa spoofing là gì, nhà đầu tư có thể cho là hành vi gian trá. Trader X đặt nhiều lệnh rồi đảo nghịch các lệnh đó bằng những lệnh mới nhằm thao túng thị trường và tạo ra độ nhiễu ảo để làm giá tài sản. Tuy nhiên, spoofer làm vậy không vì mục đích thực hiện lệnh giao dịch. Sau đó nữa, spoofer có thể vào hàng nghìn lệnh mới với các giao dịch nhỏ hơn để kềm giữ mức giá cao. Kỹ thuật này là bất hợp pháp tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý và lập pháp đã phát triển nhiều công cụ tiên tiến để phát hiện những kẻ spoofing, phạt tiền hay khởi kiện hình sự hoặc dân sự.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.