Các thị trường biến động vào đầu ngày thứ Sáu do động thái của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) kết hợp cùng sự phục hồi của USD, được hỗ trợ bởi dữ liệu lạc quan của Hoa Kỳ. Thị trường được thúc đẩy bởi các tin tức liên quan đến First Republic Bank (FRB) và Trung Quốc.
Ngoài BoJ và tình hình địa chính trị, tâm lý thận trọng trước số liệu lạm phát yêu thích của Cục Dự trữ Liên bang, cụ thể là Chỉ số giá PCE lõi của Hoa Kỳ, cũng ảnh hưởng đến tâm lý và giúp USD di chuyển cao hơn.
Với tình hình này, USD/JPY tăng mạnh nhất trong một tháng và đạt mức cao mới trong bảy tuần trong khi AUD/USD thể hiện trạng thái rủi ro của mình khi các dấu hiệu lạm phát của Úc giảm thúc đẩy lo lắng về động thái ôn hòa của RBA.
Giá Dầu thô tăng trong ngày, Vàng ghi nhận xu hướng giảm trong ba ngày và đang trên đà ghi nhận mức giảm tuần thứ hai liên tiếp.
Ở những thị trường khác, BTC/USD gặp khó khăn sau khi tăng ba ngày liên tiếp vừa qua trong khi ETH/USD vẫn được giao dịch ở mức thấp trong ngày thứ tư liên tiếp.
Sau đây là những động thái mới nhất của các tài sản chính:
Mặc dù BoJ đã không đưa ra bất cứ động thái nào đáng chú ý khi giữ nguyên chính sách tiền tệ bất chấp sự thay đổi của Thống đốc, nhưng một sự điều chỉnh nhỏ trong tuyên bố của BoJ và triển vọng kinh tế dường như đã nhấn chìm JPY và giúp USD hài lòng trước các kỳ vọng vào động thái cứng rắn của Fed . Ngoài ra, thúc đẩy đồng bạc xanh có thể là việc BoJ đề cập đến căng thẳng thị trường tài chính, cũng như tin tức mới nhất rằng các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đang gấp rút chế ngự một cuộc khủng hoảng ngân hàng khác có thể xảy ra, lần này liên quan đến FRB. Ngoài ra, việc Trung Quốc kiên trì bảo vệ Đài Loan và chỉ trích các lực lượng bên ngoài giúp đỡ vùng lãnh thổ được tuyên bố chủ quyền này cũng đè nặng lên tâm lý rủi ro của thị trường và giúp Chỉ số USD tăng lên.
Vào thứ Năm, GDP ảm đạm của Hoa Kỳ không thể làm đồng bạc xanh giảm khi các chi tiết cho thấy áp lực giá đang gia tăng và khả năng Fed trì hoãn chính sách xoay trục của mình. Tuy nhiên, việc công bố kết quả thu nhập tích cực từ các công ty công nghệ đã làm giảm mức tăng của USD, mặc dù đồng USD vẫn giữ được sự ổn định của mình.
Ở những thị trường khác, PPI của Úc giảm và xác nhận việc RBA tiếp tục giữ nguyên lãi suất, kết hợp cùng các số liệu về tâm lý lạc quan từ New Zealand và Vương quốc Anh đã không thể thúc đẩy NZD/USD và GBP/USD. Trước tình hình này, USD/JPY là cặp dẫn đầu đà tăng của G10, cho thấy sức mạnh của USD và sự suy yếu của JPY.
Giá vàng cố gắng thể hiện trạng thái trú ẩn an toàn truyền thống trong khi Dầu không thể làm tăng hy vọng OPEC+ sẽ không cắt giảm nguồn cung nữa, mặc dù đã tăng nhẹ trong hai ngày qua.
Ở một diễn biến khác, BTC/USD và ETH/USD tăng cao hơn khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một cuộc chiến khó khăn với các cơ quan quản lý. Việc cắt giảm nguồn cung và các bước chuyển đổi ủng hộ cho thị trường tiền điện tử.
Trong khi các yếu tố tác động rủi ro như BoJ và các quan điểm cứng rắn của Fed chiếm vai trò chính để thúc đẩy và đưa đồng USD tăng cao hơn, chỉ số giá tiêu dùng lõi PCE của Mỹ hôm nay sẽ rất quan trọng để USD ghi nhận mức tăng trong tuần với hy vọng việc tăng lãi suất kéo dài lâu hơn. Nếu những dấu hiệu về lạm phát vẫn giữ vững như gần đây, đồng USD sẽ bước vào tuần trọng điểm với tâm lý tốt và có thể kích hoạt sự thoái lui được chờ đợi từ lâu của thị trường hàng hóa, cũng như Đô-la Úc và New Zealand.
Cần lưu ý rằng dữ liệu GDP của Eurozone và Canada cũng có thể thu hút sự chú ý của các nhà giao dịch nhưng có thể không được quan tâm nhiều.
Kính chúc Quý Nhà đầu tư giao dịch may mắn!