Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Chỉ báo MACD trên Thị trường Chứng khoán là gì?

Bài viết sau đây sẽ giải thích cụ thể chỉ báo MACD là gì, cũng như hướng dẫn cách đọc và diễn giải chỉ báo trên biểu đồ giao dịch, cách tính toán các thông số chỉ báo, những cài đặt nào thường được sử dụng, chỉ báo có thể hữu ích như thế nào trong giao dịch trong thị trường chứng khoán và những điểm quan trọng cần lưu ý khi sử dụng chỉ báo này.

None

Chỉ báo MACD là gì?

Chỉ báo giao dịch MACD (Đường Trung bình Động Hội tụ Phân kỳ) là một công cụ phân tích kỹ thuật rất phổ biến được nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng.

Chỉ báo MACD cũng thuộc nhóm chỉ báo phân tích kỹ thuật "bộ dao động động lượng", được phát triển để theo dõi các biến động cao và thấp giữa hai giá trị cực đại và thông số này sau đó được sử dụng để tạo nên một chỉ báo xu hướng sẽ dao động giữa hai vùng giá trị cực đại và cực tiểu.

Chỉ báo MACD đo lường các đặc điểm của xu hướng, chẳng hạn như hướng đi của xu hướng (di chuyển theo hướng tăng hay giảm), sức mạnh xu hướng (xu hướng chính hay xu hướng phụ) và tốc độ diễn biến của xu hướng.

Các dòng chỉ báo MACD thường được nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng để theo dõi các xu hướng thị trường và xem xét đánh giá khả năng đảo chiều của giá cả (tức là khi giá thay đổi hướng và chuyển từ giảm sang tăng hay ngược lại).

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Đọc hiểu Chỉ báo MACD trên Biểu đồ giá

Nhóm chỉ báo MACD sử dụng hai đường xu hướng khác nhau và các giao điểm nơi hai đường này cắt nhau thường được gọi là "tín hiệu giao dịch", được xem là các điểm cơ hội vào lệnh tại đó nhà giao dịch có thể xem xét mua vào hoặc bán ra.

Nhóm chỉ báo MACD sử dụng ba "chuỗi giá trị" khác nhau gọi là:

  • Chuỗi MACD: chênh lệch giữa đường trung bình động hàm mũ (EMA) dài và đường EMA ngắn hơn
  • Chuỗi trung bình/tín hiệu là đường EMA của chuỗi MACD
  • Chuỗi phân kỳ biểu thị sự khác biệt giữa chuỗi MACD và chuỗi trung bình giá

Ngoài ra, chênh lệch giữa giá trị đường MACD so với đường tín hiệu được gọi là "Biểu đồ MACD".

Khoảng giá giữa các tín hiệu khác nhau được đưa ra bởi chỉ báo MACD, mà ta đã đề cập ở trên, chính là những tín hiệu chỉ ra cho nhà giao dịch khi nào nên giao dịch, nhưng trên hết mục đích của những tín hiệu này là để dự đoán xu hướng thị trường.

Do vậy tốt nhất ta nên sử dụng nhiều chỉ báo khác nhau cùng lúc để đảm bảo rằng các tín hiệu có xac suất chính xác cao hơn.

Các Thiết lập Chỉ báo MACD

Bộ chỉ báo MACD được thiết lập bằng cách sử dụng các biến theo bảng chữ cái (đại diện cho các khung thời gian khác nhau) (tức là a, b, c). Các biến 'a' và 'b' đại diện cho các khoảng thời gian được sử dụng để tính chuỗi giá trị MACD.

Các biến này được trừ lẫn nhau (ví dụ: EMA ngắn trừ EMA dài). Sau đó kết quả này đại diện cho một đường trên biểu đồ giá. Biến "c" liên quan đến khoảng thời gian giá trị EMA được trích ra từ chuỗi giá trị MACD.

Các tham số mặc định thường được sử dụng cho các chỉ báo MACD bao gồm: (12,26,9). Thường thì bạn sẽ nhận thấy rằng gần như mọi nền tảng phần mềm biểu đồ giá đều có chứa các tham số này được cài đặt mặc định.

Các điểm giá mà tại đó các đường này hội tụ hoặc phân kỳ với nhau thể hiện những cơ hội (hay tín hiệu giao dịch) cho trader mua vào hoặc bán ra.

Khi nào Bạn nên Giao dịch bằng cách Sử dụng các Tín hiệu Giao dịch?

Giao điểm của đường trung bình động xảy ra khi đường tín hiệu và đường MACD cắt nhau. Nhà giao dịch sẽ nhận được nhiều tín hiệu khác nhau khi sử dụng chỉ báo MACD, nhưng chỉ nên trade theo tín hiệu khi nhận được hai kết quả sau từ chỉ báo:

  • Trường hợp đường MACD nằm dưới đường số 0 và đường tín hiệu đã cắt lên trên đường MACD. Tại điểm này nhà giao dịch nên tránh vào một lệnh mua.
  • Nhà giao dịch cũng nên tránh thực hiện giao dịch bán nếu MACD nằm trên đường số 0 đồng thời đường tín hiệu cắt đường MACD.

Công thức Chỉ báo MACD

Để tính MACD (cho kết quả gần đúng), hãy thử áp dụng công thức sau:

  • EMA 12 kỳ - EMA 26 kỳ

Đường EMA nhỏ hơn (hay ngắn hơn) (Đường trung bình động theo cấp số nhân) sẽ thường xuyên phân kỳ hoặc hội tụ với EMA lớn hơn (dài hơn).

Chuyển động này đẩy MACD dao động ở mức 0. Từ đó trở về sau một đường tín hiệu được tạo ra chứa đường EMA 9 kỳ từ đường MACD.

Đây là phép tính mặc định, vì vậy hãy đảm bảo bạn thay vào các tham số để công thức phù hợp với thông số trên biểu đồ giá của bạn.

Sử dụng Chỉ báo MACD trên Thị trường Chứng khoán

Vì hơi có độ trễ nhỏ nên chỉ báo này được sử dụng để giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số và hàng hóa là phù hợp nhất. Lý do là bởi bộ chỉ báo có xu hướng di chuyển chậm hơn một chút trên các thị trường và tài sản khác, chẳng hạn như Forex. Hơn nữa, các loại hình đầu tư phù hợp với MACD có xu hướng dài hạn hơn so với ngoại hối.

Vì MACD dựa trên cơ sở đường trung bình động nên chỉ báo có thể được sử dụng để dự đoán hoặc theo dõi các xu hướng cụ thể trên thị trường chứng khoán. Điều này có thể giúp các nhà giao dịch dự đoán sự sụt giá trong tương lai hay đà tăng nhanh chóng của giá trị cổ phiếu hoặc cả toàn bộ thị trường.

Hãy thực hành sử dụng chỉ báo MACD trên tài khoản giao dịch demo: tài khoản demo miễn phí

Trước khi bắt đầu sử dụng chỉ báo MACD để phân tích các xu hướng tiềm năng sắp diễn ra trên thị trường hay xác định các giao dịch có khả năng mang lại lợi nhuận, có thể bạn sẽ muốn kiểm thử chỉ báo trước. Với MTrading, bạn có thể mở một tài khoản giao dịch demo miễn phí trên nền tảng giao dịch MetaTrader 4 danh tiếng.

Bạn có thể truy cập vào hệ thống dữ liệu giao dịch theo thời gian thực, rất nhiều biểu đồ và chỉ báo giao dịch đa dạng hay thậm chí bạn có thể giao dịch với số dư tài khoản ảo để vốn thật của bạn không phải chịu rủi ro trong quá trình học hỏi và thực hành. Khi đã sẵn sàng, bạn có thể chuyển sang tài khoản giao dịch live để kiểm tra kỹ năng và kiến thức của mình trên thị trường thật!

Cách thêm Chỉ báo MACD vào Biểu đồ giá

Bạn có thể thử sử dụng chỉ báo MACD và trải nghiệm thử nhiều thiết lập khác nhau ngay trên tài khoản demo mà không cần cài đặt MT4. Để thêm chỉ báo MACD vào biểu đồ, xin vui lòng đăng nhập vào trang tài khoản cá nhân của bạn.

  1. Mở tài khoản Demo miễn phí nếu bạn chưa có hoặc đăng nhập vào tài khoản đã mở thông qua nền tảng WebTrader hay MT4.
  2. Chuyển đến bảng điều khiển. Hãy tìm tài khoản Demo của bạn và nhấp vào Hiển thị mật khẩu -> Giao dịch ngay
  3. Nền tảng WebTrader sẽ tự động khởi chạy. Nếu không vậy hãy đăng nhập với thông tin đăng nhập tài khoản demo.
  4. Đi tới menu Thêm (Insert) -> Chỉ báo -> Dao động - MACD

Bạn cũng có thể xem video hướng dẫn bên dưới:

Những Chi tiết cần Lưu ý

Tránh đi theo các tín hiệu sai

Mỗi khi nhận được tín hiệu giao dịch, việc quan trọng là bạn cần phân tích các tín hiệu so sánh với các chỉ báo khác hoặc kèm theo sử dụng các hình thức phân tích khác (ví dụ: phân tích cơ bản).

Làm như vậy bạn có thể giảm thiểu khả năng giao dịch không chính xác do tín hiệu sai và đồng thời bạn có thể xem liệu có xuất hiện các mẫu hình kỹ thuật giữa hai tập dữ liệu khác nhau hay không.

Ví dụ: nếu bạn chạy song song nhiều chỉ báo cùng một lúc, và tất cả đều chỉ ra một tín hiệu giao dịch cụ thể, thì đó có thể chính là thời điểm tốt nhất để vào lệnh giao dịch. Nhưng nếu bạn có một chỉ báo đề xuất việc giao dịch theo tín hiệu cụ thể, trong khi chỉ báo khác lại gợi ý ngược lại, thì tốt nhất là bạn nên tránh giao dịch theo tín hiệu đó.

Sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác

Vì chỉ báo MACD là một công cụ phân tích kỹ thuật nên nó không tính đến các yếu tố có tầm quan trọng chẳng kém khác chẳng hạn như các bản công bố dữ liệu kinh tế hay tin tức thị trường.

Điều này có nghĩa là nếu bạn chỉ dựa vào chỉ báo MACD để báo bạn biết cần phải vào lệnh giao dịch nào, bạn có thể bỏ sót dữ liệu chính của thị trường và thông số giao dịch mà tầm quan trọng của chúng có thể thay đổi mọi giao dịch.

Khi đã quán triệt tư tưởng này, tốt nhất bạn nên thực hiện một số nghiên cứu sâu rộng và tìm kiếm các chỉ báo khác có liên quan đến thông tin và dữ liệu thị trường này. Bằng cách này bạn có thể so sánh thông tin bạn nhận được từ nhiều chỉ báo khác nhau và do đó nhiều khả năng bạn sẽ ở vị thế tốt hơn để đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt nhất.

Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.