Đăng xuất
Bạn có chắc chắn muốn thoát?

Các Chỉ Báo Chính trong Giao dịch Forex

None

Chỉ báo là một phần cơ bản của phân tích kỹ thuật, một công cụ giúp các nhà giao dịch đánh giá các khoản đầu tư và nhận định cơ hội giao dịch theo xu hướng và mô hình giá. Trong một số trường hợp, cơ hội giao dịch có thể dễ dàng được xác định với sự trợ giúp của việc giải thích chính xác một trong những chỉ báo Forex chính.

Các chỉ báo kỹ thuật là công cụ toán học phân tích một trong năm thông số sau: giá mở, giá cao, giá thấp, giá đóng cửa phiên và khối lượng giao dịch. Kết quả tính toán được vẽ dưới dạng biểu đồ mẫu. Có thể bạn đã từng nhìn thấy các biểu đồ đó trước đây: một số chỉ báo nằm trên biểu đồ giá, số khác được hiển thị trong những cửa sổ riêng biệt. Mặc dù có hàng ngàn chỉ báo khác nhau nhưng chỉ một vài trong số đó có độ hữu ích cao để phân tích tâm lý thị trường. Bên cạnh đó, các nhà giao dịch cần biết rằng bất kỳ ai có kỹ năng mã hóa đều có thể tạo ra một chỉ báo, nhưng chỉ báo tự chế ấy chẳng hữu ích cho bạn mấy.

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các chỉ báo Forex phổ biến nhất. Luôn nhớ rằng việc kiểm tra nghiêm ngặt chỉ báo bạn định sử dụng cùng điểm mạnh và điểm yếu của nó là yếu tố then chốt để giao dịch thắng lợi.

Industry-best trading conditions
Deposit bonus
up to 200% Deposit bonus 
up to 200%
Spreads
from 0 pips Spreads 
from 0 pips
Awarded Copy
Trading platform Awarded Copy
Trading platform
Join instantly

Các chỉ báo Xu hướng (ADX, MACD và Aroon)

Các chỉ báo xu hướng giúp xác định hướng giá di chuyển (xu hướng) bằng cách kéo thẳng dữ liệu giá trong một khoảng thời gian nhất định.

ADX - chỉ báo Chuyển động trung bình

Phản ánh sức mạnh xu hướng, so sánh xem giá tăng hay giá giảm mạnh hơn trong ngày. Là một loại chỉ báo chậm.

None

Có hai chỉ báo phụ cấu hình nên chỉ báo ADX:

+DI (Chuyển động định hướng) cho chúng ta biết hôm nay phe mua mạnh như thế nào so với ngày hôm trước

-DI báo cho chúng ta về tương quan sức mạnh thị trường gấu (giá giảm) so với ngày trước đó

Biểu đồ ADX với +DI và -DI trông giống như ba đường vẽ quấn vào nhau, chuyển động trên thang điểm từ 0 đến 100.

Nếu ADX dưới 20, xu hướng được xem là yếu, không có sự khác biệt đối với chiều giảm và tăng

ADX dưới 40 cho thấy xu hướng có lực

ADX trên 50 phản ánh xu hướng rất mạnh

Mỗi chỉ báo kỹ thuật nhảy lao lên xuống theo thang đo đều dao động đều. Đó là cách mà ngay cả các chỉ báo xu hướng có thể dao động theo đặc điểm của chúng.

Chỉ báo Aroon

Chỉ báo này tính toán sự hình thành, cường độ và đà phát triển của một xu hướng, đó là sức mạnh và sự phát triển. Là một chỉ báo chậm khác.

None

Bộ chỉ báo Aroon dựa các trên đỉnh giá cao nhất và giá đáy thấp nhất. Đơn giản, nó đánh giá mức độ tiệm cận thời gian của các mức cao nhất và thấp nhất gần đây. Đường tăng phản ánh mức độ giãn cách thời gian của mức cao nhất đối chiếu cùng mức giảm tương tự với mức thấp nhất.

Ngoài ra, các đường dao động từ 0 đến 100. Nếu đường tăng giá được đẩy lên đỉnh của thang đo quanh 100 điểm và đường giảm chỉ nằm trên đáy ở mức 0 nghĩa là các mức giá cao hơn xuất hiện thường xuyên hơn, trong khi các mức giá thấp hơn khá hiếm hoi. Điều đó chỉ ra rằng chúng ta có một xu hướng tăng mạnh mẽ trên biểu đồ. Các giao điểm chỉ ra nơi xu hướng giá thay đổi.

Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD)

Chỉ báo này thể hiện những thay đổi về cường độ, hướng đi, động lượng và độ dài của một xu hướng. Rất hay được sử dụng trên các biểu đồ ngày, tương tự như sử dụng chỉ báo chậm.

None

Đường MACD được cấu thành trên chuyển động trung bình của 12 và 26 giai đoạn hợp lại, nhưng kèm một số điều chỉnh thay đổi khá thú vị. Nhưng dù là những thay đổi nào, chỉ báo này luôn bao gồm đường MACD - sự khác biệt giữa đường EMA 12 (Đường trung bình di chuyển theo hàm mũ) và EMA 26, đường tín hiệu - cùng đường được làm thẳng bởi SMA chín kỳ và trục biểu đồ, đó chính là sự khác biệt giữa chỉ báo MACD và tín hiệu. Trục biểu đồ (các thanh dọc theo trục 0) thường được sử dụng để xác định các phân kỳ. Sự phân kỳ xảy ra khi giá tạo ra mức cao cao hơn hoặc mức thấp thấp hơn không được biểu đồ hỗ trợ, đồng thời tạo ra mức cao cao hơn hoặc mức thấp thấp hơn tương ứng. Đó chính là những điểm phân kỳ tại vị trí hướng giá thay đổi.

Các chỉ báo Động lượng (RSI và Stochastic)

Chỉ báo động lượng đo lường tốc độ thay đổi hoặc tốc độ biến động giá của một sản phẩm tài chính nhất định.

Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI)

None

Chỉ báo này báo hiệu một tài sản đang bị quá mua hay quá bán bằng cách đo tốc độ và cường độ biến động giá. Chỉ báo sức mạnh tương đối (RSI) là chỉ báo đầu tiên trong nhóm các chỉ báo động lượng bên cạnh Williams% R (Phạm vi phần trăm Williams) và Stochastic, phục vụ cùng một mục đích cơ bản, nhưng thông qua các phương pháp hơi khác nhau một chút. Động lượng không gì khác mấy so với tốc độ biến động giá.

Đường RSI được cấu thành như nào? Nó so sánh giá đóng cửa của nến hiện tại và nến trước đó trong xu hướng lên và xuống. Kết quả so sánh được chuyển thành đường EMA hoặc SMA (đường Trung bình động đơn giản) trong một số trường hợp và sau đó đánh giá mối quan hệ giữa EMA xu hướng tăng và EMA xu hướng giảm giá.

Sau đó lại tính toán đường EMA tăng liên quan đến đường EMA giảm như thế nào khi dao động trên thang điểm từ 1 đến 100. Sự khác biệt giữa ngày quy chiếu và ngày trước đó càng lớn thì suy ra động lực thị trường càng mạnh.

Nếu mọi tín hiệu đóng trong tương lai đều cao hơn tín hiệu trước đó, thì chỉ báo RSI sẽ dao động đi lên. Ngay khi vượt qua ngưỡng 80, tín hiệu bán được tạo ra.

Nếu giá khiến mức cao cao hơn, trong khi chỉ báo RSI chỉ tạo được mức cao thấp hơn, tín hiệu giảm giá được tạo ra và ngược lại.

Chỉ báo Dao động ngẫu nhiên

Giúp xác định các khoảng giá quá mua và quá bán thông qua đo lường động lượng. Đánh giá độ tiệm cận của mức giá đóng cửa với khoảng giá.

None

Trong xu hướng tăng, giá sẽ đóng cửa gần mức cao của phạm vi giao dịch và gần với mức thấp đối với xu hướng giảm. Đường Dao động ngẫu nhiên Stochastic được vẽ trong một thang đo từ 0 đến 100, với các tỉ suất cơ bản quá mua/quá bán như nhau 80/20.

Chỉ báo Williams% R so sánh giá đóng cửa phiên hôm nay với mức giá cao nhất trong lịch sử dữ liệu giá và liên quan đến trung bình của mức cao và thấp trong quá khứ. Trong mọi khía cạnh khác chỉ báo này hoạt động tương tự như các đường RSI và Stochastic.

Các chỉ báo Giao động (ATR và Dải bollinger)

Bộ chỉ báo này đo lường sự biến động của giá cả thị trường trong một khoảng thời gian xác định. Giá thay đổi càng nhanh thì giao động càng cao.

Khoảng dao động thực tế trung bình (ATR)

Chỉ báo này đo lường sự biến động của thị trường bằng cách phân tách toàn bộ khoảng giá tài sản trong kỳ.

None

Khoảng giá = Giá cao trong ngày - Giá thấp trong ngày

Khoảng giá thực tế mở rộng đến giá đóng cửa ngày trước đó nếu nó vượt ngoài phạm vi khoảng giá trong ngày. Chỉ báo Khoảng dao động thực tế trung bình chính là một loại đường EMA áp dụng trên khoảng giá tế.

Đường ATR được hình thành từ những yếu tố sau đây:

Hiệu số của giá cao hiện tại và giá thấp hiện tại

Giá trị tuyệt đối của giá cao hiện tại thấp hơn giá đóng phiên trước đó

Giá trị tuyệt đối của giá thấp hiện tại thấp hơn giá đóng phiên trước đó

Độ chênh lệch của một trong những yếu tố trên càng lớn thì chỉ báo ATR càng cao và biến động trên thị trường càng mạnh. ATR có thể được sử dụng khi cài đặt các mức giá đóng lệnh.

Dải Bollinger

Sử dụng đường SMA hoặc EMA, sau đó bao bọc lại bằng hai đường lệch chuẩn.

None

Dải Bollinger là một loại chỉ báo dao động vẽ ra một "hành lang" khoảng giá trong đó giá thị trường nảy lên hoặc dội xuống. Theo đề xuất của ngài Bollinger, các mức giá cao hơn trần trên và thấp hơn nền dưới của dải báo hiệu khả năng đảo chiều của biểu đồ.

Cũng theo ý tưởng của ông Bollinger, giá ở gần đường lệch trên (trần trên) là giá cao và giá nằm gần đường lệch dưới (nền dưới) là giá thấp.

Các chỉ báo Khối lượng (OBV)

Một ước tính chính xác tức thời về khối lượng giao dịch trên thị trường Forex là bất khả thi, trái ngược với cổ phiếu, hợp đồng tương lai và hàng hóa. Vấn đề nằm ở chỗ điểm khối lượng quy chiếu duy nhất để tính toán khối lượng giao dịch không tồn tại vì giao dịch ngoại hối được thực hiện thông qua quầy (OTC). Khối lượng giao dịch khả dụng tại một nền tảng nhất định phụ thuộc vào kênh dữ liệu riêng của sàn môi giới. Các số liệu này không liên quan đến tổng khối lượng giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, một số nhà giao dịch vẫn sử dụng các chỉ báo khối lượng trong giao dịch và một số người thậm chí còn kiếm được lợi nhuận từ nó.

Khối lượng cân bằng (chỉ báo OBV)

Các số liệu đo lường sự tăng/giảm khối lượng của một tài sản giao dịch liên quan đến giá của tài sản đó.

Nếu tổng khối lượng giao dịch trong ngày đã tăng lên cao hơn so với ngày hôm trước, nó được gán một giá trị dương. Nếu tổng khối lượng giảm đi tính từ hôm trước đó, nó được cho giá trị âm. Khi giá biến động mạnh theo một hướng nào đó, OBV cũng chuyển động tương ứng. Sự khác biệt giữa giá và OBV cho thấy điểm yếu trong biến động của thị trường.

Nếu trong lúc nghiên cứu sâu hơn về các chỉ báo kỹ thuật đa dạng mà bạn phát hiện nhiều điểm tương đồng giữa các chỉ báo được đề cập ở trên và các chỉ báo mới tìm hiểu thì bạn rất tiềm năng đó. Làm được như vậy nghĩa là bạn không chỉ nắm bắt được cơ chế tạo ra các tín hiệu giao dịch mà còn hiểu được logic và ứng dụng trên thị trường của chúng. Nào hãy cùng nâng cao trải nghiệm giao dịch của bạn với tài khoản demo miễn phí của chúng tôi.

Hãy theo dõi chúng tôi! Bạn đã sẵn sàng tìm hiểu thêm kiến thức? Cùng đọc thêm nào:

Kiểm thử trong Forex Phương pháp giao dịch hiệu quả dựa trên báo cáo doanh thu Các Chiến Lược Giao Dịch Forex Trong Ngày

Xin lưu ý: Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, ưu đãi hay mồi chào cho bất kỳ giao dịch tài chính nào. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu rõ các rủi ro trong ngành.